fbpx

Những nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn

Bạn là người yêu động vật, đặc biệt là những chú mèo xinh xắn, hoạt bát, đáng yêu. Tuy nhiên mèo là loại động vật khó nuôi nên bạn ngần ngại chưa dám rước một bé về nhà. Cùng điểm qua những dinh dưỡng và nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn dưới đây. Tin rằng nó sẽ là những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc bé mèo tốt phát triển tốt nhất có thể.

Những điều cần biết về dinh dưỡng của mèo

Mèo là động vật ăn thịt nhưng dạ dày chúng rất đặc biệt nên bạn cần phải hiểu nhu cầu sinh dưỡng hàng ngày của mèo để có thể chăm sóc chúng phát triển một cách toàn diện. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi thú cảnh, như cầu dinh dưỡng của mèo cần phải đáp ứng như sau:

  • Nước. Mỗi ngày mèo cần 60 đến 80 ml nước/ kg trọng lượng cơ thể. Khi cường độ hoạt động tăng và nhiệt độ thời tiết tăng cao thì con số này có thể tăng cao hơn. Nếu cơ thể mèo mất khoảng 10% lượng nước sẽ gây ra các rối loạn điện giải, rối loạn chức năng toàn thân.
  • DDTaurine. Loại axit này chỉ có trong thịt, nếu không được bổ sung trong thời gian dài sẽ gây ra mù lòa và các bệnh về tim mạch cho mèo.
  • Arginine. Có vai trò giúp cơ thể mèo phân chia tế bào, miễn dịch, chữa lành các vết thương, loại bỏ amoniac khỏi cơ thể.
  • Chất béo. Cung cấp một số vitamin tan trong mỡ đồng thời giúp lông mèo bóng mượt.
  • Khoáng chất. Cần bổ sung vào thức ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe cho mèo như: canxi, photpho, magie, kẽm, sắt, i-ot,…
  • Vitamin. Bạn cần cung cấp đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể mèo bởi chúng là nhân tố quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Duy có vitamin C là bạn không cần bổ sung bởi cơ thể mèo có thể tự tổng hợp.
  • Chất bột đường. Nếu cung cấp quá nhiều chất bột đường cho mèo sẽ gây ra bệnh béo phì hay bệnh tim mạch ở mèo già.
  • Chất xơ. Dù không cần trong chế độ ăn nhưng bạn cần cung cấp một lượng nhỏ chất xơ để hỗ trợ đường tiêu hóa cho mèo ngăn ngừa táo bón.

Như vậy dựa vào một số lưu ý về dinh dưỡng cho mèo ở trên kết hợp với thành phần chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm mà sẽ biết được nhóm thực phẩm nào không nên cho mèo ăn. Nhóm thực phẩm đó là gì, mời các bạn tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.

Nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn

Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

  • Các loại thức ăn chưa lọc xương. Xương cá hay xương gà rất sắc, nếu không lọc mèo rất dễ bị mắc hóc, có thể dẫn đến rách hoặc thủng dạ dày, ống tiêu hóa.
  • Thực phẩm ôi thiu, ẩm mốc. Trong những thức ăn này có chứa lượng lớn vi khuẩn nguy hiểm, có thể khiến mèo nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí là bị trúng độc thần kinh.
  • Sữa. Mọi người thường nhầm tưởng cho mèo uống sữa là rất tốt nhưng thực tế nó rất nguy hiểm. Mèo uống sữa sẽ dễ bị tiêu chảy, mất quá nhiều nước, có thể gây tử vong, chỉ nên sử dụng các loại sữa loại bỏ lactose hoặc sữa chuyên dụng cho mèo.
  • Trứng sống. Trong trứng sống chứa một lượng lớn Avidin, chất này làm giảm tổng hợp Biotin, gây rụng lông. Ngoài ra các vi khuẩn Salmonella còn gây trúng độc tiêu hóa.
  • Cá tươi sống. Những chú mèo nhỏ của chúng ta có vẻ rất thích thú với món cá nhưng đừng vì chiều chuộng mà cho các bạn ấy ăn sống nhé. Bởi ăn quá nhiều cá sẽ gây thiếu hụt vitamin B, làm giảm tính thèm ăn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây liệt tiêu hóa dẫn đến tử vong.

Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

Ngoài nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn từ động vật, bạn cũng cần tuyệt đối lưu ý về nhóm thực phẩm từ thực vật, bao gồm:

  • Hành tỏi. Trong 2 loại thực phẩm này có sulfoxides và disulfides làm phá hủy hồng cầu, gây thiếu máu và các bệnh về máu. Vậy nên tuyệt đối không nên cho mèo ăn, kể cả hành tỏi đã qua chế biến.
  • Nho. Loại quả này gây độc tiết niệu, làm tổn thương thận của mèo.
  • Khoai tây. Dù là củ hay lá cây khoai tây thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa, tiết niệu và thần kinh của mèo nên hãy tránh nhé.
  • Bánh mì. Bánh mì dễ lên men, gây đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày.
  • Rau thơm, gia vị thức ăn của người. Gây rối loạn tiêu hóa và quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của mèo.
  • Các loại nước uống có cồn. Gây trúng độc, nôn mửa, lừ đừ, đờ đẫn, nặng hơn có thể gây hôn mê, tử vong.
  • Trà, cafe. Cafein có thể gây tăng động, tim đập nhanh, rối loạn nhịp nhỏ, run cơ bắp. Đặc biệt là cần tránh chocolate bởi nó gây  đau tim, tăng tốc hệ tim mạch, và hệ thần tinh.

Tìm hiểu khẩu phần ăn cho mèo theo từng giai đoạn

Cũng giống như con người, nhu cầu dinh dưỡng cho mèo thay đổi trong suốt quá trình phát triển. Do đó ngoài việc lưu ý về nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn, bạn cần có khẩu phần ăn phù hợp cho mèo ở từng giai đoạn để mèo phát triển tốt nhất, hạn chế bệnh tật.

Khẩu phần ăn cho mèo từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.

Ở giai đoạn này đường ruột của những chú mèo con còn chưa hoàn thiện nên cần phải được chăm sóc thật kỹ, cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng. Tuyệt đối tránh nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn để chúng có nền tảng phát triển tốt, tránh bệnh tiêu chảy.

Khi mèo được 4 đến 5 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu tập cho chúng ăn hạt có đầy đủ chất đạm và thêm các chất dinh dưỡng khác. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa, mỗi ngày cho ăn khoảng 5 đến 6 lần. Thức ăn hạt có độ ẩm nhỏ hơn 10% nên bạn có thể trộn thêm với một chút sữa để thức ăn mềm hơn, không gây ảnh hưởng đến đường ruột.

Khẩu phần ăn cho mèo từ 1 đến 6 tuổi

Khi trưởng thành, nhu cầu dinh dưỡng của mèo tăng cao hơn rất nhiều để duy trì sức khỏe và cân nặng. Lúc này đường tiêu hóa đã hoàn thiện nên ngoài thức ăn hạt, bạn cần cung cấp các loại thức ăn tự làm như thịt, cá.

Tùy vào thể trạng của mỗi chú mèo như cân nặng, sức khỏe, mức hoạt động mà bạn có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho chúng. Mức năng lượng tiêu chuẩn cho mèo là: mèo có trọng lượng 3,6 kg cần 250 Calo/ngày, tương đương với 170gr thức ăn ướt.

Bài viết trên đây không những chia sẻ những nhóm thực phẩm không nên cho mèo ăn mà còn đưa đến những thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho mèo. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm nuôi mèo, giúp chúng phát triển mạnh khỏe, hạn chế ốm đau bệnh tật.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Leave a Reply