Chó Pug hiện một trong những giống chó được yêu thích nhất ở Việt Nam. Với đặc điểm thân hình “vuông” mũm mĩm, khuôn mặt xệ rất ngộ nghĩnh, chó Pug đã được rất nhiều người ưu ái lựa chọn làm bạn đồng hành. Chó Pug khá dễ nuôi, tuy nhiên, do tính cách lười biếng lại tham ăn, Pug dễ mắc bệnh béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Bài viết dưới đây của PetCare sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó pug con được tổng hợp từ kinh nghiệm chăm sóc thú cưng của chúng tôi trong nhiều năm qua.
Kinh nghiệm chăm sóc chó Pug?
Để có thể chăm sóc Pug một cách hiệu quả, bạn cần phải tham khảo thật kĩ cách chăm sóc cún. Có như vậy thì chúng mới có thể khỏe mạnh và phát triển tốt được.
Thức ăn cho chó Pug như thế nào là hợp lí?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chó Pug rất tham ăn, có thể ăn ngon lành bất cứ thứ gì bạn cho. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn của pug, vì chúng ăn rất nhiều nên bạn cho bao nhiêu sẽ hết bấy nhiêu. Nhất là chế độ ăn tại nước ta thường rất giàu tinh bột (từ cơm, cháo, bánh,…) khiến những chú Pug rất dễ mắc bệnh béo phì nếu không có khẩu phần ăn phù hợp.
Khối lượng như thế nào là hợp lý? Thông thường 1 em pug sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% khối lượng cơ thể / ngày, tùy theo mức độ hoạt động và độ tuổi của pug.
Những em Pug còn nhỏ, dưới 8 tháng tuổi, sẽ cần lượng thức ăn khoảng 3.5% – 4% khối lượng cơ thể mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các bé Pug, nên cần cung cấp lượng thức ăn và dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển. Những bé Pug đã lớn trên 8 tháng tuổi sẽ cần khoảng 3 – 3.5%. Những chú chó Pug ở tuổi già hơn sẽ cần khối lượng thức ăn ít hơn, chỉ khoảng 2.5% – 3%.
Khối lượng trên chỉ là ước lượng tương đối. Trên thực tế, mỗi bé Pug sẽ cần khối lượng thức ăn khác nhau dựa theo thể trạng. Bạn có thể theo dõi nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc chúng để cân đối lượng thức ăn phù hợp cho bé Pug nhà mình.
Nếu có nhiều thời gian và muốn tăng hương vị cho bữa ăn của bé Pug, bạn có thể tự thế biến. Thức ăn ưa thích của bé Pug là các loại thịt ít mỡ (bò, gà, lợn), trứng lộn – giàu đạm và canxi. Cần chú ý bổ sung thêm rau củ để cung cấp vitamin, tăng sức đề kháng. Nên cho ăn hạn chế tinh bột (cơm, cháo, khoai, bánh,….) để tránh béo phì. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian bạn cũng có thể sử dụng các loại thức ăn hạt cho chó, các loại thức ăn này được tổng hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chó, lượng thức ăn hạt hàng ngày thường sẽ được in hưỡng dẫn trên bao bì.
Dành thời gian cho chó tập thể dục và vui đùa
Chó Pug được đánh giá là giống chó khá lười vận động. Không giống nhiều giống chó cảnh khác có thể phá phách, cắn xé, cào, tha lôi đồ đạc nếu bạn nhốt trong nhà quá lâu, chó Pug rất ngoan ngoãn khi ở trong nhà cả ngày. Chúng có thể nằm im một chỗ chờ chủ về, hoặc chỉ chơi với mấy thứ đồ chơi cao su mà thôi.
Cũng chính vì lười vận động nên Pug rất dễ bị béo phì. Theo thống kê thì phải có đến 2/3 bé Pug nuôi ở Việt Nam bị béo phì do khẩu phần ăn giàu tinh bột và không được vận động thường xuyên.
Để phòng tránh béo phì, đảm bảo sức khỏe và giữ cho tinh thần các bé luôn thoải mái, bạn nên cho chú Pug của mình ra ngoài đi dạo, chạy nhảy chơi đùa ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi các trò đuổi bắt bóng, gậy, hoặc đơn giản chơi đùa với những chú chó nhỏ khác.
Tuy nhiên Pug không dai sức, chúng sẽ rất nhanh mệt, không nên cho chúng tập quá sức, chúng có thể bị vì sốc nhiệt nếu vận động nhiều trong thời tiết nóng bức. Hãy lưu ý đến điều này nhé.
Cần chú ý tới thời tiết để chăm sóc cún hiệu quả
Khả năng chịu nóng và lạnh của Pug đều rất kém, chúng dễ bị sốc nhiệt nếu chơi ngoài trời quá nóng, hoặc bị cảm lạnh vào mùa đông. Và mùa hè bạn nên để chúng chơi trong nhà, và chỉ cho ra ngoài trước 8h sáng và sau 5h chiều.
Mùa đông bạn cần mặc quần áo ấm cho chúng, không để nằm dưới sàn mà phải có đệm lót bên dưới. Nếu em Pug sạch sẽ thì có thể ôm luôn đi ngủ cho ấm, em pug rất mập, da chúng cũng mềm mại nên ôm đi ngủ rất thích.
Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo luôn sạch sẽ
Pug có lông ngắn nên không cần phải tắm nhiều, nếu ít chạy nhảy thì mỗi tuần tắm 1 lần là đủ. Tuy nhiên do chúng hay lê la và nghịch bẩn, nên nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho pug thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, hoặc tắm ngay sau khi nghịch bẩn. Tắm xong nên sấy khô lông nhanh để tránh bị cảm lạnh.
Đánh răng cho Pug cũng rất cần thiết. Ở Việt Nam rất ít người nuôi Pug chú ý đến việc này. Pug rất thích liếm tay chân chủ hay những người trong nhà để thể hiện sự gần gũi, vì vậy chắc chắn bạn sẽ muốn miệng chúng luôn thơm tho. Một tuần nên đánh răng cho chúng ít nhất 2 – 3 lần. Nếu bạn có nhiều thời gian thì nên đánh răng cho chúng hàng ngày.
Mỗi lần đánh răng xong, bạn có thể tranh thủ lau mặt cho chúng luôn, nhất là vùng lông dưới mắt do chúng hay chảy nước mắt, dẫn đến lông bị bết và bẩn. Chú ý lau cả bên trong các vết nhăn trên mặt, bụi bẩn thường bị mắc tại đó khi chúng chơi đùa.
Phòng chống bệnh truyền nhiễm và ve rận cho Pug
Cũng như các giống chó khác, việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm là rất cần thiết, pug cần phải được tiêm phòng vắc xin 7 bệnh đầy đủ và vắc xin phòng dại trong năm đầu và nhắc lại hàng năm. Ngoài ra bạn cũng nên nhỏ gáy cho bé để phòng phống, trị ve rận, bọ chét.
Pug là giống chó không hề khó nuôi, bạn chỉ cần bám sát theo những kinh nghiệm nuôi mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên là có thể chăm sóc cún một cách hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm kinh nghiệm trước khi nuôi chó Pug, hay đang phân vân liệu mình có phù hợp để nuôi được Pug không? Hoặc cần tư vấn chế độ dinh dưỡng, mua thức ăn cho Pug… Hãy liên hệ ngay với PetCare – Chăm sóc thú cưng tại Vinh ngay nhé.